Bật mí cách ôn tập kỳ thi Đánh giá năng lực hiệu quả nắm chắc 120+ điểm
Vi Thùy Trang
Thứ Hai,
21/02/2022
Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được tổ chức 16 đợt từ tháng 2 đến tháng 8 tới đây, vậy nên đây đang là giai đoạn nước rút để các bạn tham gia lộ trình ôn tập tăng điểm. Bài viết này chia sẻ cách xây dựng lộ trình để giúp các thí sinh tự tin nắm chắc kết quả như mong muốn trong kỳ thi này.
1. Tìm hiểu cấu trúc đề thi
So với đề thi Tốt nghiệp THPT thì đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội có độ phủ rộng hơn khi có cả kiến thức 3 năm cấp 3, tập trung chủ yếu ở mức độ Thông hiểu và Vận dụng.
Phần Tư duy định lượng
Với phần Tư duy định lượng, kiến thức lớp 10 có những phần về hệ phương trình, phương trình, bất phương trình và hình học tọa độ phẳng; lớp 11 có phần phương trình lượng giác, tổ hợp – xác suất, cấp số cộng, giới hạn, hình học không gian; lớp 12 có những dạng câu hỏi liên quan đến ứng dụng đạo hàm, hàm số lũy thừa, số phức, khối đa diện, mặt nón,...
Tất cả dạng câu hỏi đều đã xuất hiện trong các đề thi Tốt nghiệp THPT những năm vừa qua, tuy nhiên chỉ xuất hiện với tần số rất ít và phân bố rải rác trong từng đề, các dạng này chỉ ở độ khó trung bình và không đánh đố học sinh bằng những câu hỏi mẹo.
Phần Tư duy định tính
Trong phần này chủ yếu kiểm tra những kiến thức về môn Ngữ văn, Tiếng Việt và ngôn ngữ của thí sinh qua nhiều kĩ năng như xác định từ sai, chọn từ phù hợp,... nhưng quan trọng vẫn là kĩ năng đọc hiểu. Phạm vi kiến thức giống như phần Tư duy định lượng, phủ rộng kiến thức 3 năm.
Có những dạng bài:
- Đọc hiểu văn bản qua đoạn trích và tìm đáp án chính xác: Ngữ liệu sẽ bao gồm văn bản trong và ngoài sách giáo khoa, phần câu hỏi sẽ yêu cầu học sinh xác định đặc điểm của ngữ liệu; giải thích nội dung; cảm nhận về các nét đặc sắc,...
- Xác định những từ không cùng nhóm với các từ còn lại, biết được nghĩa của từ, chọn từ dùng sai hoặc những từ ngữ phù hợp nhất để điền vào chỗ trống hoàn thành câu.
- Những câu hỏi về những trào lưu, khuynh hướng văn học, thường rơi vào kiên thức lớp 11.
Các dạng bài chỉ tập trung ở mức độ Nhận biết - Thông hiểu nhưng tăng khả năng xuất hiện những ngữ liệu, văn bản nằm ngoài SGK và thí sinh rất dễ bị mất điểm trong phần Tiếng Việt vì đã quen ôn theo cấu trúc của đề Tốt nghiệp THPT xuất hiện rất ít những dạng câu về phần này. Phần Tư duy định tính sẽ đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản và các kiến thức về Ngữ văn, Tiếng Việt của học sinh chứ không kiểm tra phần Làm văn.
Phần Khoa học
Đặc điểm của phần thi này là không có câu hỏi nào thuộc kiến thức lớp 10 mà chỉ tập trung phủ rộng kiến thức lớp 11 và lớp 12. Tất cả các môn trong phần Khoa học đều dừng lại ở mức độ Nhận biết – Thông hiểu ớ kiến thức lớp 11, còn mức độ Vận dụng sẽ thuộc chương trình học năm lớp 12.
- Môn Vật lý sẽ có những chuyên đề như chương Dòng điện không đổi, Từ trường và Khúc xạ ánh sáng của lớp 11; Dao động cơ, sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều, Dao động và sóng điện từ, Sóng ánh sáng, Lượng tử ánh sáng và Vật lí hạt nhân.
- Môn Hóa học sẽ có phần kiến thức thuộc chương Este – lipit, tổng hợp háo hữu cơ, polime, protein – peptit, kim loại kiềm và hợp chất, Cu và hợp chất.
- Môn Sinh học xuất hiện chương thực vật, động vật của lớp 11 và cơ chế di truyền biến dị, di truyền học người, ứng dụng di truyền học, tiên hóa sinh thái.
- Môn Lịch sử thì phủ đề khá rộng, xuất hiện cả lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới năm lớp 11 và 12, độ phủ khá tương đồng với đề thi tốt nghiệp THPT.
- Môn Địa lí có những nội dung thuộc Địa lí khu vực và quốc gia của lớp 11, còn lớp 12 thì có độ phủ rộng hơn khi xuất hiện câu hỏi ở tất cả chuyên đề trừ phân địa lí dân cư.
Nhìn chung, đề thi kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội có độ khó nhỉnh hơn đề tốt nghiệp, căn cứ vào tỉ lệ câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Độ phủ kiến thức tương đương nhưng đề ĐGNL có nhiều dạng câu hỏi mới lạ yêu cầu học sinh phải bình tĩnh, không lúng túng khi gặp những dạng câu này.
2. Cách ôn tập từng phần trong cấu trúc
Phần Tư duy định lượng
• Toán học: toán THPT ở mức độ cơ bản, chỉ cần áp dụng công thức, chú ý bài toán xác suất.
• Tư duy logic: gồm có mệnh đề logic và suy luận dựa trên dữ kiện được cho. Phần này không có nhiều công thức rập khuôn hay lý thuyết phải nhớ, nó là một quá trình tư duy từ bản chất vấn đề, bạn cứ làm từ từ, suy luận từ đề bài. Phần này nên luyện đề nhiều cho quen và phải bình tĩnh, tập trung khi làm, nếu không sẽ bị rối.
• Phân tích số liệu: cung cấp biểu đồ, bảng số liệu để tính toán phần trăm, tỉ lệ chênh lệch, phần này nên học các công thức tính trong môn địa lí để áp dụng.
Phần Tư duy định tính
• Ôn kiến thức phần Tiếng Việt trong SGK cấp 2, 3 để nắm kiến thức ngữ pháp cơ bản: phân biệt các loại từ ghép, phép nối, phép tu từ, phép liên kết, thể thơ. Phần này cũng có thể tìm các file tóm tắt lý thuyết. Để luyện tập thì tranh thủ làm thêm các bài tập, tham khảo đề trong các group ôn ĐGNL. Tìm hiểu thêm những kiến thức rộng hơn như về chính tả, từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ. Có thể áp dụng luật bằng trắc hoặc một số mẹo để xử lí phần thành ngữ, tục ngữ.
• Đọc lại các tác phẩm trong chương trình ngữ văn cấp 2, 3 hoặc tìm các file tóm tắt lí thuyết. Cần nắm được tên tác giả, tóm tắt nội dung tác phẩm, giai đoạn sáng tác, các tác phẩm thơ thì thuộc lòng có lợi thế khá lớn nếu lỡ may
ra trúng phần điền từ vào chỗ trống.
• Ôn cách làm bài đọc hiểu giống phần đầu của đề THPTQG.
Phần Khoa học
• Phần 1: kiến thức phổ thông, chỉ cần ôn như thi THPTQG. Nên bắt đầu với lí thuyết trước, đọc các tóm tắt lý thuyết theo bài, theo chương đều có sẵn trên mạng. Nếu xem xong rồi thì bắt đầu làm các bài tập áp dụng công thức đơn giản, học được bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Tuy nhiên ở môn Hóa thường cho các dạng đại cương ở lớp 10, 11, dạng khá lạ. Vì vậy nên ôn lại các kiến thức trọng tâm lớp 10, 11.
• Phần 2: dựa vào các thông tin được cung cấp để trả lời câu hỏi, đọc hiểu kết hợp suy luận. Phần này khó và có kiến thức ngoài, đặc biệt là Hóa và Sinh. Phải nắm vững kiến thức cơ bản thì mới làm được.
Sử, Địa:
• Phần 1: kiến thức phổ thông, đặc biệt là lớp 12. Lịch sử thì tìm tóm tắt lý thuyết theo từng chương, có khái quát thông tin sự kiện và mốc thời gian rõ ràng, học tới đâu ôn đến đó. Địa Lý ưu tiên ôn tập kiến thức về địa danh, vùng miền, khí hậu, đặc điểm thời tiết, ...
• Phần 2: Dựa vào các thông tin được cung cấp để trả lời câu hỏi. Phần này một nửa là đọc hiểu nên dữ kiện có sẵn, đáp án chắc chắn nằm trong bài đọc. Một nửa cần phải có kiến thức, hiểu biết bên ngoài. Nên nắm các sự kiện lịch sử nổi bật, nhân vật lịch sử (chương trình 12), môn Địa thì nhớ những cái "nhất", "đầu tiên".
Tìm những tài liệu ôn tập bám sát đề thi
Sẽ rất khó nếu như thí sinh chọn nhầm tài liệu đề ôn tập hoặc tìm phải những bộ đề đã cũ và không bám sát cấu trúc hiện tại của kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sách Giải mã đề thi dành cho kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội có những tiện ích như:
- Phân tích rõ ràng cấu trúc của bài thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội một cách dễ hiểu.
- Chỉ ra những dạng bài, dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi để thí sinh biết và chuẩn bị kỹ về phần đó.
- Chia sẻ bí quyết để tăng điểm nhanh chóng trong quá trình chạy nước rút cho các sĩ tử.
- Có những ví dụ rõ ràng trong phần đáp án để thí sinh dễ dàng hiểu và làm được những câu hỏi dạng đó.
2. Sách Nắm chắc 900+ - Chiến thuật luyện thi nước rút tăng điểm nhanh chóng: LINK
>>> Hãy sở hữu cuốn sách đa năng này để có được sự hỗ trợ tốt nhất trong việc tự ôn tập kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội nhé: giai-ma-de-thi-ky-thi-danh-gia-nang-luc-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi