Điểm thi Đánh giá năng lực bao nhiêu là trúng tuyển?

Đào Thị Lý
Thứ Tư, 16/02/2022

Trước xu hướng giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp của nhiều Trường Đại học, nhiều thí sinh đã chọn tham gia kỳ thi Đánh giá Năng Lực (sau đây viết tắt là ĐGNL) là phương án cho "cuộc đua" thi vào Đại hoc. Năm 2022 dự kiến có 31 Trường Đại học sử dụng kết quả của Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội (sau đây viết tắt là ĐHQGHN), không kể các Trường trực thuộc ĐHQGHN, có 62 Trường sử dụng kết quả của Trường Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là ĐHQG HCM) không kể các trường trực thuộc, 11 Trường sử dụng kết quả Đánh Giá Tư Duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội (sau đây viết tắt là ĐHBKHN). Số lượng trường sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL ngày càng nhiều sẽ là 1 áp lực dành cho Trung tâm khảo thí của 3 Trường Đại học, làm sao tổ chức cho hiệu quả và chất lượng. Bên cạnh đó, vấn đề được quan tâm nhất của học sinh là thi được bao nhiêu điểm sẽ đậu Đại học?

Giải đáp thắc mắc này của học sinh đại diện 3 trường đã thông báo: Vấn đề bao nhiêu điểm sẽ trúng tuyển vào Đại học sẽ phụ thuộc vào Trường học và ngành học các em đăng ký. Ngay khi có điểm của kỳ thi các em cần theo dõi thường xuyên thông tin tuyển sinh của Trường Đại học các em đăng ký để nộp hồ sơ cho kịp và biết được thang điểm trúng tuyển do Hội đồng nhà trường công bố. 

Theo thống kê kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2021, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố 9 ngành có điểm trúng tuyển cao từ 900 điểm (thang điểm 1200): Khoa học máy tính (974 điểm), logistic và quản lý chuỗi cung ứng - chất lượng cao (953 điểm), kỹ thuật hệ thống công nghiệp, logistic và quản lý chuỗi cung ứng (945 điểm); kỹ thuật máy tính (940 điểm)... Điểm chuẩn thấp nhất của Trường là 700 điểm các ngành: xây dựng, bảo dưỡng công nghiệp; kỹ thuật công trình xây dựng, công trình giao thông(chất lượng cao); quản lý tài nguyên và môi trường, kỹ thuật môi trường(chất lượng cao),...Các ngành có điểm nhỉn hơn một chút: kỹ thuật dệt, công nghệ may (706); kỹ thuật địa chất, kỹ thuật dầu khí (708); kỹ thuật vật liệu (707); kỹ thuật dầu khí - chất lượng cao (721); kỹ thuật nhiệt - nhiệt lạnh (748); cơ kỹ thuật, cơ kỹ thuật - chất lượng cao - tăng cường tiếng Nhật (752); kỹ thuật điện - điện tử - chương trình tiên tiến (797); kiến trúc - chuyên ngành kiến trúc cảnh quan - chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh (799)…

Năm 2021 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (ĐHQGHCM) lấy điểm từ 610 điểm đến 977 điểm. Các ngành, chương trình điểm cao nhất: khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) 977 điểm, nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin 930 điểm, khoa học dữ liệu 910 điểm, công nghệ thông tin (chương trình chất lượng cao) 870 điểm, công nghệ sinh học 850 điểm, hoá học 811 điểm.

Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) khá cao, từ 750 - 950 điểm. Ngành khoa học máy tính (định hướng trí tuệ nhân tạo) có điểm chuẩn cao nhất ở phương thức này là 950 điểm. Bên cạnh đó, 3 ngành khác cũng có mức điểm chuẩn trên 900, gồm khoa học máy tính (920 điểm), kỹ thuật phần mềm (930 điểm) và công nghệ thông tin (905 điểm). Trong khi điểm chuẩn xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dao động từ 700 đến 850. Ở phương thức này, ngành có điểm cao nhất là công nghệ chế tạo máy với 850 điểm. Nhiều ngành có điểm trúng tuyển là 800.Điểm chuẩn đánh giá năng lực năm 2021 của Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) cụ thể: ngành y khoa (chất lượng cao) 996 điểm, ngành dược học (chất lượng cao) 971 điểm, ngành răng - hàm - mặt (chất lượng cao) 979 điểm.

Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH QGHCM) với ngành kinh doanh quốc tế có điểm trúng tuyển cao nhất là 931 điểm. Đối với 5 chương trình đào tạo mới của trường, điểm trúng tuyển cụ thể: kinh tế đối ngoại chất lượng cao bằng tiếng Anh là 920 điểm, marketing chất lượng cao bằng tiếng Anh (918), thương mại điện tử chất lượng cao bằng tiếng Anh (850), toán ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính chất lượng cao bằng tiếng Anh (766) và luật dân sự chất lượng cao bằng tiếng Anh (702).

Tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dựa theo kết quả thi của Trường ĐHQGHCM  điểm thi dao động từ 750 điểm (ngành kinh doanh nông nghiệp) đến 1000 điểm (ngành logistic và chuỗi cung ứng). Các ngành còn lại điểm chuẩn từ 800 điểm trở lên.

Trường ĐH Tài chính - marketing ở 10 ngành chương trình đại trà từ 800 - 900 điểm; 4 ngành chương trình đặc thù từ 750 -780 điểm; 3 ngành chương trình quốc tế 750 điểm; 6 ngành chương trình chất lượng cao từ 750 - 850 điểm.

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) dao động từ 601 đến 905 điểm. Các ngành có điểm chuẩn từ 805 đến 905 gồm: truyền thông đa phương tiện (905 điểm), ngôn ngữ Anh (hệ chuẩn và hệ chất lượng cao đều 880 điểm), quan hệ quốc tế - chất lượng cao (865 điểm), tâm lý học (865 điểm), quan hệ quốc tế - hệ chuẩn (860 điểm), báo chí - chất lượng cao (835 điểm), báo chí - hệ chuẩn (830 điểm); ngôn ngữ Trung Quốc - hệ chuẩn (825 điểm), ngôn ngữ Trung Quốc - hệ chất lượng cao (815 điểm), quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - hệ chuẩn (815 điểm), Hàn Quốc học (808 điểm), Nhật Bản học (hệ chuẩn và chất lượng cao: 808 điểm), quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - chất lượng cao (805 điểm).

 Trường ĐH Quốc tế với 3 ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường, gồm: logistics và quản lý chuỗi cung ứng (870), quản trị kinh doanh (860) và ngành ngôn ngữ Anh (860). Trong khi các ngành còn lại của trường có điểm chuẩn từ 650 đến 770 điểm. Còn tất cả các ngành chương trình liên kết quốc tế có điểm chuẩn chung 600 điểm.

 Trường ĐH Nông lâm TP.HCM điểm trúng tuyển cao nhất thuộc về ngành thú y (ở cả 3 cơ sở đào tạo), trong đó tại cơ sở TP.HCM 800 điểm, tại Phân hiệu Gia Lai và Ninh Thuận 750 điểm. Các ngành có điểm chuẩn đánh giá năng lực thấp nhất ở cả 3 cơ sở đào tạo của trường là 700 điểm.

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cơ sở đào tạo tại TP.HCM: từ 17,53 đến 21,58 điểm (quy về thang điểm 30, cách tính điểm chuẩn được nêu rõ trong đề án tuyển sinh); tại trung tâm đào tạo cơ sở Cần Thơ điểm chuẩn 17,18 và 17,65 điểm; tại trung đào tạo cơ sở Đà Lạt điểm chuẩn 19,59 điểm.

Bí quyết nào giúp các thí sinh hoàn thành kỳ thi Đánh Giá Năng Lực chất lượng và đạt điểm cao nhất. Cùng tham khảo các đầu sách sau

1. Sách giải mã đề thi Đánh Giá Năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội

Sách có cấu trúc bao gồm:

- Phân tích rõ ràng cấu trúc của đề minh họa và chỉ ra các dạng câu hỏi.

– Cung cấp các phương pháp, lời khuyên làm bài tối ưu cho từng dạng, kèm ví dụ minh họa áp dụng phương pháp đó.

– Có 10 đề thi thử, phủ đủ các thành phần kiến thức, bám sát theo đề thi chính thức.

– Cung cấp đáp án kèm lời giải chi tiết cho toàn bộ câu hỏi có trong đề, có thể xem trên app riêng của sách.

Mua sách ngay tại đây: LINK

Đọc thử sách: LINK

Đề thi tham khảo kỳ thi Đánh Giá Năng Lực năm 2022: CLICK

2. Sách giải mã 900+

Đang cập nhật...

 

 

Viết bình luận của bạn