Thời gian tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực và phương pháp giúp các sĩ tử bình tĩnh trước khi thi

Vi Thùy Trang
Thứ Sáu, 04/02/2022

Kỳ thi Đánh giá năng lực đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ phụ huynh và học sinh hơn, nhất là trong thời điểm Đại học Quốc gia Hà Nội đã bắt đầu mở đăng ký thi cho các bạn học sinh lớp 12. Bài viết này sẽ có những thông tin chi tiết về kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và cách giúp cho thí sinh giữ bình tĩnh trước kỳ thi này.

 

1. Những thông tin về kỳ thi Đánh giá năng lực

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang làm mưa làm gió trên cộng đồng 2004 vì ngoài những trường thành viên thì đã có hàng chục trường Đại học khác sử dụng kết quả của kỳ thi Đánh giá năng lực.

Thí sinh đăng ký dự thi và nộp lệ phí thi trực tuyến giống như năm trước tại trang web của trung tâmVề phần lệ phí thi, Trung tâm Khảo thí đã xây dựng định mức lệ phí dựa trên nguyên tắc tính đúng và đủ để có thể tổ chức kỳ thi với quy mô lớn trải dài 3 miền và thuê những phần như nhân lực: cán bộ coi thi, thanh tra, bảo an, y tế tại những trường đại học hợp tác cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi. Vì thế lệ phí sự kiến sẽ dao động từ 586.000 cho đến 625.000 đồng/ thí sinh/ lượt thi mà chưa gồm cả phí triển khai phòng dịch bệnh Covid, để nâng cao trách nhiệm xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có chính sách miễn lệ phí đối với các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn hay thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hỗ trợ 50% lệ phí cho tất cả thí sinh tham gia kỳ thi do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Do đó mức lệ phí dự kiến mà thí sinh nộp sẽ vào mức 300.000 đồng/thí sinh/ lượt thi và được Đại học Quốc gia Hà Nội hỗ trợ 50% phần còn lại.

 

Đề thi của kỳ thi Đánh giá năng lực được các chuyên gia nhận định có độ phủ kiến thức rộng, không có sự khác biệt nhiều ở mức độ khó mà chỉ tập trung chủ yếu vào mức độ Thông hiểu – Vận dụng để thấy được 3 nhóm năng lực ở thí sinh: sáng tạo – giải quyết vấn đề, năng lực Toán học – tiếng Việt – tư duy ngôn ngữ - xử lý số liệu, kiến thức khoa học tự nhiên – xã hội - ứng dụng công nghệ. Nhìn chung, đề thi kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội có độ khó nhỉnh hơn đề tốt nghiệp, căn cứ vào tỉ lệ câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Độ phủ kiến thức tương đương nhưng kỳ thi Đánh giá năng lực có nhiều dạng câu hỏi mới lạ yêu cầu học sinh phải bình tĩnh, không lúng túng khi gặp những dạng câu này.

2. Thời gian tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo, kế hoạch tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực kỳ đầu tiên sẽ kéo dài từ tháng 2 cho đến tháng 4 năm 2022. Địa điểm tổ chức kỳ thi là các địa phương như Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải phòng, Thanh Hóa được công tác tổ chức đảm bảo quy tắc phòng chống dịch Covid-19 một cách nghiêm ngặt.

Thời gian và địa điểm thi dự kiến như sau: Đợt thi 201 từ ngày 26-28/2 tại Thái Nguyên và Hà Nội; đợt thi 202 từ ngày 18-20/3 tại Hà Nội và Hưng Yên; đợt thi 203 từ ngày 26-27/3 tại Hà Nội, ngày 27/3 tại Thái Nguyên, ngày 24-27/3 tại Hưng Yên; đợt 204 từ ngày 2-3/4 tại Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định; đợt 205 từ ngày 23-24/4 tại Hà Nội, ngày 24/4 tại Thanh Hoá và từ ngày 22-24/4 tại Thái Nguyên.

- Không giới hạn số lần dự thi của thí sinh nhưng nếu muốn đăng ký thi kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội lần 2 thì thí sinh phải đợi tối thiểu 28 ngày. GS Nguyễn Tiến Thảo nhấn mạnh rằng các bạn học sinh lớp 12 không nhất thiết phải đăng ký 1 lần cho nhiều đợt hay đăng ký thi nhiều lần vì điểm thi giữa các lần thi hầu như sẽ không có sự thay đổi.

 

3. Phương pháp giúp thí sinh giữ bình tĩnh trước kỳ thi

Không dồn quá nhiều kiến thức

Thay vì phải nhồi nhét kiến thức một cách dồn dập trong thời gian ngắn như thế thì các bạn học sinh lớp 12 nên dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút đến 1 tiếng cho việc ôn từng chuyên đề của các môn dựa theo thời gian biểu đã đặt sẵn ra để có đủ kiến thức cốt lõi cần nắm được để vận dụng vào giải quyết vấn đề trong đề thi Đánh giá năng lực. Điều này cần thực hiện càng sớm càng tốt, nếu như đề tình trạng “nước đến chân mới nhảy” thì bộ não sẽ không kịp thu nạp đống kiến thức khổng lồ trong thời gian ngắn. 

Vạch ra lộ trình học

Các bạn học sinh lớp 12 nên viết ra lộ trình phù hợp với bản thân và chia ra thời gian để ôn và luyện đề. Nếu không có mục tiêu và kế hoạch ôn tập thì đến những ngày gần thi các em sẽ cảm thấy hoang mang vì nhiều kiến thức chưa nắm rõ. Muốn lên lộ trình ôn thi Đánh giá năng lực thì, bước đầu tiên các bạn học sinh lớp 12 cần học qua hết tất cả kiến thức trong SGK, song song với việc áp dụng công thức vào làm cái bài tập cơ bản. Nếu như thấy kiến thức quá nặng và nhiều, các bạn có thể ôn luyện theo từng chuyên đề, mỗi chương sẽ là một chuyên đề và tổng hợp lại các phương pháp giải nhanh cho từng chuyên đề.

Nắm chắc kiến thức nền tảng

Các thí sinh nên chú ý nhiều nhất đến phần căn bản, những khái niệm, lý thuyết để có sự chuẩn bị tốt nhất và hiệu quả để bước vào kỳ thi Đánh giá năng lực. Việc này sẽ giúp các bạn bắt đầu việc tóm tắt, biết được những phần kiến thức cần ôn và cải thiện những kỹ năng tư duy logic, xử lý số liệu đúng với trọng tâm của đề thi mà không bị quá tải.

 

Ngoài ra, nhà sách Ôn luyện đã cho ra mắt sách ôn thi Đánh giá năng lực năm 2022 cực kì chất lượng và hiệu quả giúp các thí sinh có cơ hội nắm chắc kết quả cao trong kỳ thi Đánh giá năng lực. Đây là một trong những cuốn sách hot nhất mùa tuyển sinh năm 2022 với những ưu điểm: Ôn tập trọng tâm – đúng hướng, bộ luyện đề chất lượng bám sát cấu trúc, có hướng dẫn giải chi tiết, ví dụ minh họa rõ ràng,... thì sẽ không làm các sĩ tử phải thất vọng khi mua về.

 

>> Cùng tham khảo tài liệu ôn tập kỳ thi Đánh giá năng lực và đặt sách ngay tại: SACH-GIAI-MA-DE-THI

 

Viết bình luận của bạn