Xử gọn kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP. Hồ Chí Minh bằng bảo bối Giải mã 990+

Vi Thùy Trang
Thứ Tư, 16/03/2022

Chỉ còn 1 tháng nữa kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP. Hồ Chí Minh chính thức được tổ chức để mở rộng cơ hội đỗ ngôi trường mong muốn của các sĩ tử. Bài viết này sẽ chia sẻ bí kíp giúp các thí sinh nắm chắc điểm 990+ với sự trợ giúp của sách Giải mã 990+.

Đọc thêm: Đếm ngược 12 ngày thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh đợt 1 - Sĩ tử 2k4 nên ôn luyện thế nào

1 Thông tin về kỳ thi Đánh giá năng lực

Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là kỳ thi chú trọng về việc đánh giá các năng lực của sĩ tử, kiến thức sẽ trải dài từ lớp 10 đến lớp 12  cùng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic,... Đề thi có 120 câu trắc nghiệm nhiều đáp án và học sinh có 150 phút để hoàn thành bài thi.

Cấu trúc đề cung cấp những dữ liệu để tối ưu hóa việc đánh giá năng lực suy luận và giải quyết vấn đề của học sinh chứ không cần học sinh phải học thuộc lòng. Kỳ thi này cũng tương tự kỳ thi SAT của Hoa Kỳ và kỳ thi TSA của nước Anh.

Có 3 phần như sau:

Sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh): Các câu hỏi, bài đọc sẽ đánh giá kiến thức văn học cùng với khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu cùng với khả năng phân tích bài viết 

Toán học, tư duy logic: Các vấn đề về toán khối trung học phổ thông. Các bài mang tính suy luận và xác định các quy luật logic. Các bài dạng phân tích và chọn phương án trả lời tương ứng đối với từng bảng số liệu cho trước

Phân tích số liệu và giải quyết vấn đề (các môn KHXH và KHTN): Nội dung trong đề thi liên quan đến những vấn đề về kiến thức khoa học xã hội và kiến thức tự nhiên

Về phần kết quả của bài thi: Chấm bằng phương pháp IRT ( Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi) với điểm tối đa là 1200 điểm, phần Ngôn ngữ chiếm 400 điểm, Tư duy logic 300 điểm, Giải quyết vấn đề 500 điểm.

2. “Xử gọn” kỳ thi Đánh giá năng lực

Còn khoảng một thời gian ngắn nữa các em sẽ được trải nghiệm được sự khác biệt giữa đề chính thức và đề minh họa ở kỳ thi ĐGNL Đợt I (ĐHQG TPHCM). Như vậy, trong khoảng thời gian này thì chúng ta nên dành thời gian xem lại kiến thức ở chương trình 12 mà các em đã được học trong một học kỳ vừa qua.

Bên cạnh đó, để hình dung được những dạng kiến thức có trong đề thi thì các em tham khảo bài viết dưới đây nhé! Đề thi ĐGNL sẽ đánh giá qua ba dạng kiến thức, kỹ năng của các em đó là: Kiến thức phổ thông, kiến thức tích lũy, kiến thức suy luận (Logic, PTSL, kết hợp với các câu hỏi ở phần đoạn trích, …).

Kiến thức phổ thông:

Sẽ bao gồm hai dạng, đó là phần Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. KHTN: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Ở phần kiến thức này, đối với các bạn học ở những ban tự nhiên sẽ thấy các câu hỏi nằm trong khả năng xử lý ổn của các bạn, còn những bạn không có thế mạnh ở phần này có thể sẽ hơi tốn thời gian để giải quyết một số câu. Tuy nhiên, dù các bạn có hay không có thế mạnh ở phần này, thì chúng ta nên dành thời gian đọc lướt qua kiến thức trọng tâm ở những phần đã được học, và cả những phần mà trên trường chưa được học, bởi vì đề thi ĐGNL có thể sẽ ra ở cả những phần mà các em chưa kịp học tới (Đề thi chính thức 2021 đợt I – phần số phức).

KHXH: Văn, tiếng Việt, tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý. Ở phần kiến thức này thì ngược lại, những bạn có thế mạnh về tư duy xã hội sẽ có kinh nghiệm xử lý nhanh hơn ở những bạn không có thể mạnh ở phần này, để có thể xử lý được thì các bạn nên đọc và ghi chú lại trong SGK (riêng môn Ngoại ngữ thì anh khuyến khích lấy những đề thi thử tốt nghiệp để ôn luyện nhé), bên cạnh đó hãy kiếm một cách học phù hợp với mỗi bạn, phương pháp học thì có vô số cách, nhưng không phải ai cũng hợp với 1 cách học, nên các em có thể tham khảo cách ôn ở phần cuối nhé, tí nữa sẽ có một số mẹo để các em khai thác “nát” cái cuốn Lịch sử, Địa lý luôn.

Những phần ở dạng đọc hiểu, khai thác đoạn trích (câu hỏi theo nhóm) thì chủ yếu có các câu hỏi để phân loại học sinh nên có thể phần điểm – chia theo trọng số – ở phần này sẽ chiếm nhiều hơn ở các câu hỏi lẻ. Nếu như hỏi “Nên đọc sách nào, ôn phần nào” để làm được phần này thì chắc là chỉ có bộ sách giáo khoa (trừ hai cái bìa với mục lục ra). Tuy nhiên thì không phải bạn nào cũng đọc hiệu quả, vì sao? Vì các bạn chỉ đọc những phần mình đã học (cái này hiển nhiên ha), tuy nhiên, các bạn không để ý phần kiến thức tích lũy cũng nằm ở một số phần trong sách giáo khoa nữa.

Kiến thức tích lũy: Phần kiến thức này đa số thầy cô trên trường sẽ không dạy các bạn, hoặc có đi sơ nhưng không sâu, bởi vì những phần này đa phần nằm ở mục đọc thêm, mở rộng, phần tinh giản chương trình, … Chính vì vậy, các em nên dành thời gian để đọc lại những phần này để tích lũy thêm vào vốn kiến thức mình sẵn có nữa nhé . Bên cạnh đó, ở câu hỏi phần dữ liệu thì để suy luận được thì các em cần phải có vốn kiến thức cơ bản, nắm chắc thì sẽ suy luận được đáp án thôi nhé! Ngoài ra, kiến thức tích lũy sẽ rơi nhiều vào các câu hỏi Ngôn ngữ, nếu các em tham khảo đề minh họa ở các năm sẽ thấy, kiến thức rải khắp chương trình phổ thông và bên ngoài, như vậy để lấy trọn điểm phần này thì cần một quá trình tích lũy lâu dài và một chút may mắn nữa. Nhưng các em có thể xem lại mốt số kiến thức phổ thông ở bài viết này:

Logic – PTSL: Phần câu hỏi này thì chỉ có cách ôn tập theo đề minh họa ở các năm, các em bám theo đề minh họa, cộng thêm tài liệu trên nhóm đã ghim ở mục chủ đề để ôn thôi nhé. Phần này thì các em chỉ cần nhớ những công thức chủ yếu ở phần PTSL và cẩn thận tính toán, sắp xếp, ghi nhớ dữ kiện ở phần Logic thôi là có thể xử lý ổn.

Lịch sử: Ở môn lịch sử, để tránh nhầm lẫn giữa thời gian diễn ra các sự kiện thì các em có thể viết sự kiện “chính” diễn ra lên một trục thời gian để nắm được thứ tự trước, sau của mỗi sự kiện. . Sự kiện lịch sử thông thường bao gồm: Thời gian, hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, bài học rút ra và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó... Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, hãy học các bài Tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vấn đề. Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện lịch sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất đều hiện hữu trong các bài Tổng kết và đa phần các em sẽ bỏ qua phần này. .

Ví dụ ở phần Lịch sử thế giới cận đại, các em có thể đọc để nắm ý bao quát ở bài số 8, trang 44, SGK Lịch sử 12. Ngoài ra, các em cũng nên tự trả lời một số câu hỏi để “phân tích” ở một số sự kiện để hiểu sâu hơn nữa nhé, ví dụ, khi đề cập về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, các em phải lí giải được vì sao Đảng, Chính phủ ta lại phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946 mà không phải là thời gian khác, … .

Địa lý: Ở môn Địa lý, thì trước khi ôn tập, các em nên chia hẳn ra làm hai phần chính để dễ nắm bắt, đó là phần Địa lý Tự nhiên và Địa lý Xã hội, Phần đầu của chương trình 12 môn Địa phân tích các yếu tố tự nhiên – xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của nông nghiệp, công nghiệp và ngư nghiệp. Còn phần sau đi vào phân tích các thành phần tự nhiên, xã hội, mạnh yếu của 7 vùng lãnh thổ khác nhau. Các em nên đọc sơ qua mục lục để nắm rõ hơn phân bố. Bên cạnh đó, các em cũng nên nắm một số kỹ năng như

a. Phân tích biểu đồ: – Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)

– Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối)

– Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm

– Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm

– Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm

– Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung

– Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

b. Khai thác Atlat: Atlat được coi là quyển “sách giáo khoa thứ hai”, cũng là tài liệu quan trọng nhất được sử dụng trong phòng thi đối với môn Địa lí. Trước khi thi, các em cũng nên lật từng trang để xem mỗi trang nội dung là gì, và tập nhìn hình, đánh giá, nhận xét các yếu tố, … ví dụ như: Atlat trang 15: Nhận xét biểu đồ cột chồng: Nhanh, liên tục. Atlat trang 17: Biểu đồ miền, KV3 chiếm tỉ trọng lớn nhưng chưa ổn định, giảm KV1, tăng KV2, … Atlat trang 19: Nghệ An, Thanh Hóa tập trung trâu bò nhiều nhất. Atlat trang 23: cảng biển màu xanh, cảng sông màu đen, … v. v... Việc các em xem qua trước như vậy cũng phần nào giúp mình xác định trước phần nội dung đó, nếu có hỏi thì nên xem ở đâu trong Atlat để suy luận.

c. Học theo từ khóa: Phần này nếu học mà không hiểu thì sẽ chuyển sang “học vẹt” ngay, cách học này là tóm lược lại những từ khóa nắm được nội dung mà các em đã khai thác trước đó. Ví dụ: Thành phần kinh tế nắm vai trò chủ đạo thì đó là Nhà nước, hoặc: Hậu quả của đô thị hóa: đối với môi trường (gây ô nhiễm), đối với xã hội (gây thất nghiệp),.. Đầm phá, ngập mặn (Thủy sản nước lợ); Sông hồ (Thủy sản nước ngọt); Biển (Thủy sản nước mặn),… Loại hình vận tải dễ kết hợp nhất: ô tô Loại hình vận tải non trẻ, hiện đại: hàng không -> Cách này vẫn có thể áp dụng cho tất cả các môn khác, miễn là từ khóa này do các em tóm ý và hiểu về nó nhé ^^.

Việc cọ xát và làm quen với các bài thi mẫu sẽ giúp các thí sinh rèn luyện tâm lý vững vàng, biết phân bổ thời gian làm bài thi hợp lý, từ đó dễ dàng đạt điểm cao. Để rèn luyện cho những kỹ năng đó được thuần thục, nhà sách Ôn luyện đã cho ra mắt tài liệu ôn tập để hỗ trợ các thí sinh trong việc luyện đề và làm quen với cấu trúc của kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Sách Giải mã 990+ dành cho kỳ thi Đánh giá năng lực có những tiện ích như:

- Phân tích rõ ràng cấu trúc của bài thi Đánh giá năng lực một cách dễ hiểu.

- Chỉ ra những dạng bài, dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi để thí sinh biết và chuẩn bị kỹ về phần đó.

- Chia sẻ bí quyết để tăng điểm nhanh chóng trong quá trình chạy nước rút cho các sĩ tử.

- Có những ví dụ rõ ràng trong phần đáp án để thí sinh dễ dàng hiểu và làm được những câu hỏi dạng đó.

Giải mã 990+ đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội vì những tiện ích trên, đang được các sĩ tử ráo riết săn đón trong thời gian gấp rút trước kỳ thi Đánh giá năng lực tổ chức vào tháng 3 tới đây.

 

>>> Đọc tài liệu tham khảo ôn thi kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2022 bản PDF và đặt sách ngay tại đây: Giải mã 990+

Viết bình luận của bạn